![]() |
Đầu tiên, chúng tôi khuyến cáo bệnh nhân nếu có Bướu cổ hay còn gọi là Bướu giáp thì nên được thăm khám tại các phòng khám Nội Tiết, vì chỉ có bác sĩ chuyên khoa nội tiết mới có thể tham vấn cho bệnh nhân một cách tối ưu nhất.
Nội dung trong bài này đề cập đến Bướu bình giáp (xét nghiệm chức năng tuyến giáp TSH, FT4 bình thường) có nhân hay không có nhân trên siêu âm chẩn đoán. Còn Bướu giáp có chức năng thay đổi còn gọi là Cường Giáp hay Suy Giáp (có sự tăng hay giảm TSH, FT4) và Bướu giáp chìm ( Bướu giáp thòng ) sẽ trình bày trong những bài viết khác.
Bướu bình giáp được chia là 2 loại:
1. Bướu Giáp Nhân: siêu âm có một (Bướu giáp đơn nhân) hay nhiều nhân (Bướu giáp đa nhân) với kích thước khác nhau, kích thước của nhân giáp được xác định bằng siêu âm. Một số trường hợp kích thước bướu giáp không to ra, chỉ có thay đổi mô giáp bên trong, nên chỉ có thể xác định nhân giáp trên siêu âm.
2. Bướu Giáp không nhân: không có nhân trên siêu âm chỉ có thể tích tuyến giáp to ra, kích thước to này có thể nhìn thấy bằng mắt thường hay siêu âm.
Tại sao phải phân ra là Bướu nhân hay không nhân, vì xử trí là có khác nhau.
![]() |
Tuyến giáp bình thường |
![]() |
Tuyến giáp có 1 nhân |
Vậy Bướu giáp có nên mổ không?
Chỉ định mổ Bướu giáp:
Như vậy, nếu như bệnh nhân không rơi vào những chỉ định trên thì việc bệnh nhân quyết định mổ là thật sự không nên. Riêng chỉ định mổ phục vụ cho vấn đề thẩm mỹ đứng về góc độ chuyên môn chúng tôi khuyến cáo bệnh nhân nên cân nhắc.
Các biến chứng có thể xảy ra khi mổ Bướu giáp:
![]() |
Parathyroid glands: tuyến cận giáp |
Kết luận:
Như đã phân tích trên, việc mổ hay không mổ đã có chỉ định cụ thể và rõ ràng. Việc mổ hay không mổ bây giờ chúng tôi hi vọng bệnh nhân có thể tự đưa ra được quyết định của mình.
Nguồn : http://www.t4ghcm.org.vn